Hiện nay, việc sử dụng công nghệ in offset vào quy trình sản
xuất đang ngày trở nên phổ biến với các dịch vụ in phiếu thu, in phiếu chi, in
phiếu xuất kho... Đây được xem là công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất trên thế
giới được áp dụng vào quy trình sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Khi in bằng công nghệ in offset phải trải qua 5 công đoạn
quan trọng để đưa ra sản phẩm in phiếu thu. Các công đoạn đó bao gồm thiết kế bản
in , out film, phơi bản kẽm, in offset, sản phẩm sau hoàn thành.
Ưu điểm của công nghệ in offset:
- Chất lượng hình ảnh in biểu mẫu đẹp sắc nét, sạch hơn so với kiểu in truyền thống do không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giấy cần in. Và do áp đều miếng cao su lên bề mặt cần in nên chất lượng hình ảnh sau khi in bằng công nghệ offset luôn sắc nét
- In offset có thể in lên nhiều bề mặt khác nhau kể cả bề mặt không phẳng như: gỗ, vải, nhựa....
- Tuổi thọ của các sản phẩm in bằng công nghệ in offset có tuổi thọ cao, lưu trữ lâu hơn so với các sản phẩm in ấn bằng công nghệ khác
- Tất cả sản phẩm in nếu in bằng số lượng lớn thì giá thành sẽ giảm
Nhược điểm của công nghệ in offset:
- In với số lượng ít giá thành sản phẩm sẽ cao: Do chí phí tạo khuôn in kẽm và thời gian là rất lớn và trải qua nhiều công đoạn in ấn nên khi in với số lượng ít thì giá thành sẽ rất cao
- Mùa sắc sẽ bị sai lệch một đôi chút do những lý do sau:
- Trải qua quá trình 4 lần in thì sẽ có sự sai lệch giữa các quá trình do không thể kiểm soát được màu in ngay lúc đầu
- Tùy thuộc vào thời tiết mà màu sản phẩm cũng có thể khác đi
Công nghệ in offset có những ưu và nhược điểm nhất định, được hầu hết các công ty in ấn ứng dụng vào qui trình sản xuất in phiếu thu. Tùy thuộc
vào mục đích in ấn và sử dụng mà áp dụng công nghệ này sao cho hợp lý và chất
lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.
Xem thêm: 4 chất liệu giấy in order cơ bảnhttp://inbieumauhcm.blogspot.com/2017/06/4-chat-lieu-giay-in-order-co-ban.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét